Đại diện Việt Nam Đoàn Thu Thủy gây tiếc nuối khi dừng chân ở vị trí Á hậu 4 Miss Global 2023 do câu ứng xử chưa tốt. Cô là đại diện Việt Nam đạt thành tích cao nhất trong lịch sử cuộc thi.
Đêm chung kết gồm các phần trình diễn trang phục thể thao, dạ hội và ứng xử. Ban giám khảo lần lượt chọn ra top 20, 13 và 5 thí sinh ứng xử trước khi công bố các danh hiệu. Chương trình bắt đầu với màn đồng diễn ấn tượng trên nền nhạc sôi động của 69 thí sinh.
Đại diện Việt Nam được gọi tên trong danh sách top 20:
MC công bố top 20 gồm các cô gái đến từ Thái Lan, Việt Nam, New Zealand, Tây Ban Nha, Bulgaria, Puerto Rico, Indonesia, Úc, Samoa, Lithuania, Brazil, Venezuela, Philippines, Colombia, Campuchia, Nigeria, Malaysia, Nam Phi, Mỹ và Cộng hòa Dominica.
Sự cố hy hữu xảy ra khi nam MC xướng tên đại diện Samoa thì người đẹp Bahamas đã nghe nhầm và bước lên phía trước.
Người đẹp Bahamas nghe nhầm kết quả:
20 người đẹp bước vào phần thi trang phục thể thao và dạ hội. Trong đó nhiều cô gái thể hiện kỹ năng trình diễn ấn tượng, diện những bộ váy được chuẩn bị công phu như: Puerto Rico, Cộng hòa Dominica, Nam Phi, Việt Nam, Venezuela...
Đại diện Cộng hòa Dominica khoe vẻ đẹp nóng bỏng trong phần thi áo tắm:
Sau 2 phần thi quan trọng, MC công bố 10 cô gái đầu tiên vào top 13 là Nam Phi, Úc, Puerto Rico, Philippines, Samoa, Malaysia, Cộng hòa Dominica, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Sudan và Somalia. Với phần hùng biện ấn tượng, đại diện chủ nhà Campuchia trở thành thí sinh cuối cùng vào vòng trong.
Ngay sau đó, top 13 bước vào phần thi ứng xử gay cấn. BTC công bố top 5 gồm đại diện Samoa, Việt Nam, Puerto Rico, Philippines và Thái Lan. Các cô gái đối diện với vòng ứng xử cuối cùng để chọn ra chủ nhân của vương miện năm nay.
Top 5 được nhận xét có phần trả lời tốt và trôi chảy. Trong khi đó, đại diện Việt Nam trả lời câu hỏi thiếu tự tin, mất bình tĩnh.
Đêm chung kết có sự góp mặt của Á hậu 1 Miss Universe 2023 đến từ Thái Lan - Anntonia Porsild. Cô xuất hiện với diện mạo lộng lẫy và đảm nhận vai trò MC.
Đỗ Phong
Theo chia sẻ của Hoàng Thùy, mẹ của Kim Sang cho biết cô vẫn đang hôn mê và sức khỏe không ổn định. Bà không biết dùng thẻ ATM nên một người bạn của Kim Sang và Minh Tú đã ứng trước để lo cho cô. Hiện tại, một số anh chị bạn bè thân thiết vẫn liên tục cập nhật về tình hình sức khỏe của Kim Sang cho người hâm mộ và cộng đồng người chuyển giới quan tâm.
Châu Kim Sang sinh năm 1996 quê An Giang, lần đầu được biết tới qua chương trình Chinh phục hoàn mỹ2019. Sau cuộc thi Châu Kim Sang hoạt động lĩnh vực thời trang, xuất hiện nhiều sàn diễn với tư cách người mẫu chuyển giới. Năm 2020, Châu Kim Sang tham gia cuộc thi Đại sứ Hoàn mỹ và chọn về đội Minh Tú nhưng sớm dừng chân ở tập 3, để lại nhiều nuối tiếc trong lòng người hâm mộ.
Đức Thiện
Người mẫu Châu Kim Sang - học trò Minh Tú - được chẩn đoán bị viêm màng não do di căn u xương.
" alt=""/>Châu Kim Sang hôn mê sau khi nhập viện vì viêm màng nãoThông tin cảnh báo nguy cơ tấn công vào các cơ quan, tổ chức qua lỗ hổng trong VMware được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT gửi tới các đơn vị chuyên trách về CNTT các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các Sở TT&TT; các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; các Ngân hàng TMCP; các tổ chức tài chính và hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin vào ngày 24/2.
Các lỗ hổng bảo mật "CVE-2021-21972", "CVE-2021-21973" và "CVE-2021-21974" trong các sản phẩm của VMware (vCenter, ESXi, Cloud Foundation) đã được hãng phần mềm này công bố ngày 23/2/2021. Những lỗ hổng bảo mật này cho phép đối tượng tấn công chèn và thực thi mã từ xa.
Đặc biệt, lỗ hổng "CVE-2021-21972" trong VMware vCenter Server có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng. Qua đánh giá sơ bộ của các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, các mã khai thác của lỗ hổng bảo mật này sẽ sớm được công khai trên Internet.
Sử dụng các mã khai thác này, tin tặc có thể tấn công vào các máy chủ VMware vCenter, qua đó kiểm soát hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức trong các chiến dịch tấn công nguy hiểm.
Theo ước tính, hiện có khoảng 6.748 hệ thống sử dụng VMware vCenter đang hoạt động công khai trên Internet, trong đó có hơn 150 hệ thống tại Việt Nam.
Để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị, góp phần bảo đảm an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kiểm tra, rà soát, xác minh hệ thống thông tin có khả năng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng bảo mật nêu trên và có phương án xử lý, khắc phục lỗ hổng.
Các đơn vị cũng được khuyến nghị nên cập nhật, nâng cấp lên phiên bản VMware mới nhất để khắc phục lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng "CVE-2021-21972" và các lỗ hổng bảo mật mới phát hiện khác.
Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng.
Đối với các cơ quan, tổ chức có nhân sự kỹ thuật tốt có thể thử nghiệm xâm nhập vào hệ thống thông qua lỗ hổng này.
Trong trường hợp cần thiết có thể liên hệ đầu mối hỗ trợ của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT): Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia theo số điện thoại 02432091616 và địa chỉ thư điện tử [email protected].
Trong tháng đầu tiên của năm 2021, công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đã tiếp tục được đẩy mạnh. Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ghi nhận 326 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 1/2021, tăng 3,49% so với tháng 12/2020 và tăng 15,19% so với cùng kỳ tháng 1/2020.